NỮ TIẾN SĨ “ĐẾN ĐÂU GIÀNH GIẢI Ở ĐẤY” VÀ CƠ DUYÊN TỪ BỆNH VIỆN TÂM THẦN

NỮ TIẾN SĨ “ĐẾN ĐÂU GIÀNH GIẢI Ở ĐẤY” VÀ CƠ DUYÊN TỪ BỆNH VIỆN TÂM THẦN

Giành giải thưởng Quả cầu vàng 2023, nữ tiến sĩ Hà Thị Thanh Hương còn là một trong 200 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm nay.

TS Hà Thị Thanh Hương, 34 tuổi – Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM – là một trong 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc giành giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng 2023.

Ngay sau đó, nữ tiến sĩ cũng được xướng tên là một trong 200 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2023.

TS Hà Thị Thanh Hương là một trong 10 nhà khoa học trẻ nhận giải thưởng Quả cầu vàng 2023.

Gọi TS Hà Thị Thanh Hương là nhà khoa học “đi đến đâu giành giải đến đấy” cũng không hề nói quá. Quay ngược lại thời gian, năm 2012, năm 23 tuổi, chị Hương giành 365 gambling nghiên cứu sinh chuyên ngành thần kinh học tại Đại học Stanford (Mỹ).

Hoàn thành luận án tiến sĩ năm 2018, chị về nước làm việc tại Trường Đại học Quốc tế, 365 gambling .

Năm 2020, TS Hà Thị Thanh Hương là một trong 15 nhà nghiên cứu trẻ trên toàn thế giới được trao tặng giải thưởng Giải thưởng sự nghiệp trẻ (Early Career Award) của Tổ chức Nghiên cứu não quốc tế (International Brain Research Organization) có trụ sở tại Pháp. Đây là lần đầu tiên một nữ tiến sĩ tại Việt Nam nhận được giải thưởng này.

Cuối năm 2022, chị là 1 trong 3 nhà khoa học nữ được vinh danh “Nhà Khoa học nữ xuất sắc năm 2022” (L’Oréal – Unesco for Women in Science) với các đề án nghiên cứu tiềm năng vì sức khỏe và lợi ích cho cộng đồng.

Ngay trước đó, chị cùng các cộng sự cũng xuất sắc giành giải ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 với công trình “Nghiên cứu và phát triển hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) hỗ trợ Bác sĩ chẩn đoán bệnh Alzheimer dựa trên ảnh MRI sọ não”.

Dự án có thể xem như sản phẩm đầu tiên ứng dụng AI vào chuẩn đoán và theo dõi bệnh Alzheimer ở Việt Nam. Phần mềm ứng dụng AI sử dụng thuật toán XG-Boost và 3D-ResNet để huấn luyện và kiểm tra khả năng phân loại bệnh nhân Alzheimer và người có nhận thức bình thường bằng ảnh MRI sọ não với độ chính xác cao đến 96,2%.

Cơ duyên từ những lần đến bệnh viện tâm thần 

Nói về “biến cố” theo đuổi con đường khoa học, nữ giảng viên kể, hồi học cấp 3, khi đang là học sinh chuyên sinh tại Trường Phổ thông Năng khiếu, Hương đã nhiều lần theo chân người thân đi khám tại các bệnh viện tâm thần.

TS Hà Thị Thanh Hương.

Nhận thấy những hạn chế của hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam, cô nữ sinh nhen nhóm về mong muốn, khát khao cải thiện tình trạng này.

Hiện nay nhóm nghiên cứu Brain Health Lab (Phòng nghiên cứu sức khỏe não bộ) do TS Hà Thị Thanh Hương thành lập tập trung giải quyết những vấn đề liên quan tới sức khỏe não bộ, nhất là các bài toán đặc trưng cho bối cảnh ở Việt Nam. Điển hình như thiết kế các phương pháp can thiệp giúp hạn chế suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi, hay để giảm stress.

Người thân bị bệnh trầm cảm, nữ tiến sĩ chứng kiến những nỗi đau đớn dày vò do căn bệnh này gây nên. Điều này càng thôi thúc chị nghiên cứu sâu chuyên sâu về thần kinh học, đem các hiểu biết sinh học và kỹ thuật của mình đến với lĩnh vực này.

Con đường mình đi, lĩnh vực mình chọn, tiến sĩ Hà Thị Thanh Hương thừa nhận làm nghiên cứu rất khó, viết bài báo cũng rất khoai, rồi xin quỹ tài trợ nghiên cứu cũng không dễ dàng, tìm kiếm đối tác từ phía lâm sàng trần ai.

Nhưng đổi lại, hành trình đó, chị được đồng hành cùng sinh viên, nhìn thấy sự trưởng thành, đam mê của các bạn trẻ qua từng giai đoạn. Hay mới đây, khi nghe tin từ Bệnh viện Quân y 175, bệnh nhân dùng sản phẩm nghiên cứu của nhóm có tiến triển tốt giúp chị cảm thấy mọi thử thách đều xứng đáng.

Tiến sĩ Hương cho biết, các học hiệu quả nhất là học từ chính người xung quanh, mỗi ngày chị đều học từ chính đồng nghiệp, từ các bạn sinh viên…

“Những gì tôi đã làm có thể chưa thay đổi ngay được bức tranh tổng thể về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam. Nhưng các đồng nghiệp của tôi, các bạn sinh viên khóa sau sẽ tiếp tục con đường này”, chị Hương nói về nghề giáo mình đang theo đuổi.

Làm mẹ như làm nghiên cứu, phải học điều mới mỗi ngày 

Nói về “việc nhà”, TS Hà Thị Thanh Hương cho biết, chị may mắn khi có chồng và gia đình nội ngoại hai bên cùng hỗ trợ trong việc chăm sóc con cái.

TS Hà Thị Thanh Hương cho rằng làm mẹ cũng như làm khoa học, phải học cái mới mỗi ngày…

Rời phòng nghiên cứu, chị cũng như nhiều bà mẹ khác thích nấu các món ăn cho gia đình, đưa đón con đi học…

Khi một nhà khoa học làm mẹ, nữ tiến sĩ bày tỏ, những hiểu biết y khoa giúp chị có nhiều kiến thức khi chăm sóc con. Tuy nhiên, các con cũng có phần thiệt thòi khi mẹ – với tính cách của người làm khoa học – thường khắt khe và nhiều kỳ vọng. Chưa kể đến thời gian dành cho con cái cũng bị hạn chế.

“Làm mẹ, tôi tự nhủ phải tìm cho mình những khoảng lặng để nhìn nhận và chấn chỉnh. Làm nghiên cứu phải học cái mới mỗi ngày thì làm mẹ cũng vậy”, TS Hương trải lòng.