TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ TỔ CHỨC THÀNH CÔNG  HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ “BRAINCONNECTS” 2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ “BRAINCONNECTS” 2023

Ngày 19 và 20 tháng 8 vừa qua, trường Đại học Quốc tế (ĐHQG-HCM) đã tổ chức thành công hội thảo khoa học quốc tế mang tên BrainConnects với chủ đề “Healthy Brain Aging: from Technology to Intervention” (Não bộ theo dòng chảy thời gian: Các nghiên cứu và liệu pháp can thiệp). Hội thảo vinh hạnh đón tiếp 19 diễn giả đến từ 9 quốc gia khác nhau và nhận về 27 bài báo cáo đến từ 11 quốc gia trong và ngoài khu vực châu Á.

Hội thảo BrainConnects được tổ chức lần đầu vào năm 2014 tại Singapore, và năm nay, trường ĐHQT vinh hạnh trở thành điểm đến tiếp theo trong hành trình 10 năm của sự kiện này. Trong bối cảnh tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam và trên thế giới đang tăng lên nhanh chóng, Hội thảo BrainConnects 2023 được đóng vai trò là diễn đàn quan trọng để các nhà nghiên cứu có cơ hội đóng góp cũng như chia sẻ các công nghệ và liệu pháp can thiệp cho các bệnh do thoái hoá não bộ gây nên.

Mở đầu sự kiện, TS. Vòng Bính Long – Phó trưởng 365 gambling trường ĐHQT – đã có những giới thiệu cụ thể về trường ĐHQT cũng như khoa KTYS với các diễn giả và khán giả tham gia. TS. Vòng Bính Long nhấn mạnh định hướng nghiên cứu của trường ĐHQT và đội ngũ nhân sự cùng cơ sở vật chất hiện đại của trường luôn sẵn sàng hỗ trợ công cuộc học tập và nghiên cứu tại đây. TS. Long cũng vui mừng khi chào đón sự có mặt của các diễn giả và khán giả đến tham gia sự kiện.

TS. Vòng Bính Long – Phó trưởng 365 gambling trường ĐHQT – phát biểu khai mạc sự kiện.

Trong Hội thảo, TS. Hà Thị Thanh Hương – Chủ tịch Hội đồng Hội thảo BrainConnects 2023, đồng thời là Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Mô và Y học tái tạo, 365 gambling trường ĐHQT – chia sẻ về sứ mệnh và ý nghĩa của Hội thảo: “Khi con người già đi không có nghĩa là bộ não sẽ càng trở nên minh mẫn mà ta sẽ phải đối mặt với nhiều căn bệnh liên quan đến già hoá não bộ. Do đó, Hội thảo BrainConnects được tổ chức để các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực liên quan như neuroimaging, clinical aging, cognitive psychology, biomedical engineering, v.v. (tạm dịch: chẩn đoán hình ảnh thần kinh, lão hoá lâm sàng, tâm lý học tri nhận, kỹ thuật y sinh, v.v) được gặp gỡ và trau dồi thêm chuyên ngành của mình để phát triển hơn nữa các công nghệ và liệu pháp can thiệp hiện tượng già hoá não bộ.”

TS. Hà Thị Thanh Hương không quên thay mặt Khoa và Trường ĐHQT bày tỏ niềm vinh dự khi được tổ chức Hội thảo BrainConnects lần thứ 10 và sự biết ơn đối với 2 nhà tài trợ chính của chương trình là Tổ chức Nghiên cứu Não bộ Quốc tế IBRO và Công ty CP Giải pháp Phục hồi chức năng REHASO inc.

TS. Hà Thị Thanh Hương – Chủ tịch Hội đồng Hội thảo BrainConnects 2023, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Mô và Y học tái tạo, 365 gambling trường ĐHQT – chia sẻ về sứ mệnh và ý nghĩa của Hội thảo.

Tại Hội thảo, GS. SH Annabel Chen đến từ ĐH Công nghệ Nanyang Singapore – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu CRADEL và CLIC – chia sẻ hành trình 10 năm của Hội thảo BrainConnects tại nhiều quốc gia trên thế giới và năm nay diễn ra tại Việt Nam.

GS. SH Annabel Chen – ĐH Công nghệ Nanyang Singapore, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu CRADEL và CLIC – chia sẻ lịch sử hình thành và phát triển của Hội thảo BrainConnects.

Sau phần chụp ảnh lưu niệm với toàn thể diễn giả cũng như khán giả tham gia Hội thảo, diễn giả chính của Hội thảo, GS. Kaoru Sekiyama đến từ School of Advanced Integrated Studies in Human Survivability (tạm dịch: Khoa Nghiên cứu liên ngành cao cấp về Khả năng sống của con người) tại ĐH Kyoto (Nhật Bản) tiến hành chia sẻ nội dung báo cáo của mình. Trong bài diễn thuyết của mình, GS chia sẻ công trình nghiên cứu về tác động của các hoạt động giải trí đến tốc độ già hoá và các chức năng của não bộ. Cụ thể, bà nhấn mạnh động lực chính của mình đến từ dân số đang già đi rất nhanh tại Nhật Bản, và thông qua tìm tòi, nhiều nghiên cứu chỉ ra các tác động tích cực của các hoạt động giải trí như chơi nhạc cụ, tập thể dục thể thao,… đến nhiều khía cạnh của não bộ như thời điểm dễ phát bệnh mất trí, thể tích chất xám trong não,…

Diễn giả chính của Hội thảo GS. Kaoru Sekiyama – School of Advanced Integrated Studies in Human Survivability tại ĐH Kyoto (Nhật Bản) – tiến hành chia sẻ nội dung báo cáo của mình.

Sau nội dung diễn thuyết đầy bổ ích trên, nhiều chuyên gia tham dự hội thảo đưa ra các câu hỏi và nhiều ý kiến đóng góp, phản biện.

Các diễn giả tham gia Hội thảo, đồng thời là các chuyên gia trong ngành sôi nổi tham gia thảo luận về nội dung diễn thuyết.

Tại sự kiện lần này, các diễn giả và khán giả tham dự tiệc trà trong thời gian giải lao trước khi Hội thảo tiếp tục với phiên thuyết trình poster và thảo luận buổi chiều.

GS. Hanna Lu – ĐH Trung văn Hồng Kông – chia sẻ bài thuyết trình về các phân tích và ứng dụng của công nghệ chẩn đoán hình ảnh thần kinh.

Phiên thuyết trình poster là dịp để các nhà nghiên cứu được giới thiệu và thảo luận về công trình nghiên cứu của mình tại Hội thảo.

Xuyên suốt 2 ngày diễn ra Hội thảo, các sinh viên và các bạn học sinh THPT tham dự có cơ hội được tiếp xúc cũng như thảo luận với các giáo sư đầu ngành. Bên cạnh đó, những báo cáo chuyên đề cũng đem đến góc nhìn đa chiều và sâu sắc về chủ đề thoái hóa não bộ đang nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay.